EVM là gì? Chi tiết nhất về EVM
Điều làm Ethereum trở nên khác biệt so với Bitcoin chính là Ethereum Virtual Machine (viết tắt là EVM). Vậy EVM là gì? Những thông tin chi tiết nhất về EVM, hãy cùng HocTradeCoin.com tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Để dễ dàng hiểu được kiến thức ở bài này, anh em hãy đọc trước bài Ethereum là gì? và Ethereum2.0 là gì? Tại HocTradeCoin.com nhé!
EVM là gì?
EVM (Ethereum Virtual Machine) được dịch là máy ảo Ethereum, là môi trường thực thi những mã Bytecode của hợp đồng thông minh. Và không tham gia vào quá trình ghi nhận các giao dịch trên mạng lưới Ethereum. Các Smart Contract của Ethereum được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity, nên EVM sẽ đóng vai trò dịch Code sang Bytecode. Bytecode giống mã nguồn máy tính và trong đó sẽ được lưu các Opcode (Operation Code) để mạng Ethereum có thể trực tiếp hiểu và thực thi lệnh điều khiển.
Để dễ hình dung có thể chia mạng lưới Ethereum thành 2 phần. 1 phần hoạt động giống như Bitcoin, dùng chuyên biệt cho các giao dịch, chuyển đổi tài sản. Phần còn lại là nơi dùng để Code và lưu trữ hợp đồng thông minh, tạo ra cũng như vận hành các ứng dụng. Cả 2 đều được xác thực bởi các Node.
Máy ảo hoạt động theo cách tương tự như một máy vật lý với bộ lưu trữ, bộ nhớ và CPU nhưng chúng hoạt động hoàn toàn dưới dạng mã. Nên bất kỳ ai cũng có thể chạy một máy ảo, điều này làm cho nó trở thành một nền tảng có tính di động cao cho mạng phi tập trung.
EVM Blockchain là gì?
Những Blockchain tương thích với máy ảo Ethereum đều được gọi là EVM Blockchain. Như vậy, việc những Smart Contract của Ethereum hoàn toàn có thể được chạy trên những Blockchain đó. Hoặc có thể chỉ cần điều chỉnh 1 ít, thì những dApp trên Ethereum hoàn toàn có thể chạy trên EVM Blockchain. Các EVM Blockchain như: Fantom, BSC, Celo và Avax C-Chain,…
Vì Ethereum hiện đang là một hệ sinh thái hàng đầu cùng hàng nghìn dự án lớn nhỏ, với tổng TVL từng đạt trên 150 tỷ đô (chưa kể các EVM Blockchain khác). Đồng thời chiếm tới hơn 60% của thị trường DeFi.Nên hệ sinh thái Ethereum là 1 mảnh đất vô cùng màu mỡ và có rất nhiều những Blockchain khác hiện đang muốn được Bridge đến đó.
Các loại EVM Blockchain
Các giải pháp layer 2
Các giải pháp Layer2 (Layer-2 Solution) dành cho mạng Ethereum, đơn giản bởi vì chúng xây dựng trên nền tảng của Ethereum nên dễ dàng kế thừa ưu điểm và khắc phục nhược điểm theo nhiều công nghệ khác nhau, nổi bật có Zero-knowledge Rollups và Optimistic Rollups. Những dự án nổi bật nhất và đã có những thành công đáng được chú ý gần đây:
Starkware:
Nền tảng Derivatives dYdX xây dựng trên Starkware và đã rất thành công, mặc dù trước đó là trên Ethereum thì không có nhiều sự chú ý. Do vậy, Starkware đã gây dựng được tên tuổi của mình ở trong thị trường Crypto.
Arbitrum:
Có rất nhiều dự án lựa chọn Blockchain này để mở rộng sản phẩm của họ, một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Sushi, AnySwap, Synapse,… Đặc biệt nhất đó chính là Abracadabra và Curve Finance đang dẫn đầu xu hướng DeFi 2.0.
Có thể thấy, các Layer2 của Ethereum cũng đã có những thành công nhất định khi các dự án trên Ethereum có thể triển khai cả nền tảng của mình lên trên các lớp giải pháp đó. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái Ethereum nói chung và các dự án Layer2 nói riêng.
EVM Blockchain chạy độc lập
Khác với các dự án Layer 2 trên Ethereum, những Blockchain Layer1 xây dựng nền tảng và thiết kế Blockchain riêng nên chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Các nền tảng như: BNB Chain, Fantom, Avalanche, Harmony,…
1. BNB Chain
Binanace Smart Chain là một ví dụ điển hình của một EVM Blockchain có được rất nhiều thành công với hơn 20 tỷ đô giá trị TVL, đứng thứ 2 chỉ sau Ethereum.
Hệ sinh thái BSC có khoảng 1000 ứng dụng, trong đó có hơn 50 dự án sàn giao dịch phi tập trung (Dex). Và thành công nhất với dự án Dex PancakeSwap với hơn $5 tỷ đô TVL.
Tuy nhiên, hơn 50 dự án DEX trong hệ sinh thái BSC gần như là Copy của nhau hoặc là Fork từ dự án khác qua EVM. Điều này gây ra sự phân mảnh của TVL và làm hệ sinh thái bị loãng, không cô đọng, khi mà Users có quá nhiều sản phẩm tương tự nhau.
2. Polygon
Ban đầu Polygon chỉ được coi là giải pháp Layer2 của Ethereum, nhưng hiện tại thì mạng Polygon thanh toán phí giao dịch bằng MATIC (Token chính của mạng Polygon), nên được coi là một Blockchain tách biệt với Ethereum.
Điển hình là dự án NFT Marketplace OpenSea. Dự án này được phát triển trên Ethereum và đã rất thành công. Điều này cho thấy OpenSea đã bắt đầu mở rộng thị phần và quan tâm tới lợi ích của người dùng khi mà họ sử dụng mạng Polygon thay vì Ethereum.
3. Near Protocol
Trên Near Protocol, dự án Aurora EVM được coi là một mảnh ghép quan trọng nhất, bởi vì nó giúp Near Protocol tương thích với EVM. Điều này có nghĩa là Aurora có thể thu hút các dApp về hệ sinh thái Near. Near Protocol là một ví dụ cho EVM Blockchain thông qua dự án Aurora. Do vậy, chúng ta có thể thấy EVM vẫn đang là xu hướng và còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Cách EVM hoạt động
Mục tiêu chính của Ethereum là trở thành một siêu máy tính toàn cầu cho các nhà phát triển thuê tài nguyên máy tính để xây dựng các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung của riêng họ. EVM hoạt động khá giống như máy tính toàn cầu, có thể truy cập bởi nhiều Node trên khắp thế giới. EVM có thêm hai tính năng của một máy ảo. Thứ nhất, nó là một máy trạng thái có thể đọc đầu vào và thay đổi trạng thái của nó cho phù hợp. Thêm vào đó, nó là một máy dựa trên ngăn xếp, trong đó cấu trúc bộ nhớ được tổ chức và truy cập như một ngăn xếp. Ngăn xếp là cấu trúc dữ liệu tuyến tính trong đó các hoạt động được thực hiện bằng cách sử dụng LIFO hoặc Last In First Out. Ngoài ra, để tương tác với các Smart Contract phải cần đến ETH để trả phí.
Tại sao EVM là trái tim của Ethereum?
Khi nghe nhắc tới Ethereum, thì anh em chắc sẽ liên tưởng ngay đến hợp đồng thông minh, cái nôi của dApp. Nhờ đó, mà Ethereum trở nên khác biệt so với Bitcoin. Vậy nên, không quá khi nói EVM là trái tim hay linh hồn của Ethereum. Nó không chỉ quan trọng đối với Ethereum mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển của các EVM Blockchain và dApp. Thế nên, có ảnh hưởng lớn đến thị trường Crypto và ngành công nghiệp Blockchain.
Dự phóng về EVM
Vì EVM là nền tảng phát triển dApp đầu tiên trên Blockchain của Ethereum. Nên dApp phát triển trên nền tảng rất nhiều và có không ít nhà phát triển biết đến ngôn ngữ Solidity. Nhờ vào các EVM Blockchain mà giúp dApp và hệ sinh thái gốc mở rộng thị trường, nâng cao tính tương tác. Đặc biệt, EVM chạy trên Blockchain Ethereum có độ bảo mật tốt, trở thành nơi ưa thích của các dòng tiền lớn. Trong tương lai, Ethereum2.0 được hoàn thành, sẽ khắc phục các hạn chế và phá vỡ những rào cản, dễ dàng tiếp cận với người dùng. Là bước ngoặc, mở ra sự phát triển mạnh mẽ cho Ethereum cũng như EVM.
Ưu và nhược điểm của EVM Blockchain
Ưu điểm
Lợi ích đối với người dùng
Sự quen thuộc:
Nếu anh em đã từng sử dụng dApp của mạng Ethereum, thì sẽ làm quen rất nhanh với các sản phẩm ở trên các EVM Blockchain. Đơn giản bởi vì các nhà phát triển sẽ giữ nguyên giao diện và tính năng của chúng.
Giải quyết phí gas và tốc độ giao dịch:
Mạng lưới Ethereum đang gặp phải rất nhiều hạn chế của nền tảng như là phí giao dịch quá cao, hoặc là tốc độ giao dịch rất chậm. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của anh em. Hơn nữa, các Blockchain ra mắt sau sẽ nổi bật hơn về công nghệ cũng như giải quyết được phần nào các vấn đề còn tồn đọng của Ethereum. Đặc biệt hơn là khi tương thích EVM thì khả năng mở rộng của các Blockchain này càng được củng cố. Qua đó, giảm bớt gánh nặng cho mạng lưới Ethereum.
Có thêm tiện ích và sản phẩm mới:
Các EVM Blockchain mới này có lợi thế về mặt công nghệ, thì sẽ có các ý tưởng mới được triển khai. Nhờ đó có thêm nhiều giải pháp, ứng dụng trong thực tế.
Lợi ích đối với Developers & Team dự án
Không mất thời gian làm quen:
Các Developer dù mới hay có kinh nghiệm cũng sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu và làm quen với một ngôn ngữ lập trình mới. Nhưng giờ đây, với EVM Blockchain có mặt trên nhiều nền tảng, các nhà lập trình ngôn ngữ Solidity có thể phát triển trên bất cứ nền tảng nào phù hợp với dự án.
Nhận diện thương hiệu:
Sản phẩm của dự án khi được triển khai trên các Blockchain khác, về giao diện sẽ có thể được giữ nguyên hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu của dự án. Vậy nên thay vì lập một dự án hoàn toàn mới, thì Team chỉ cần một chút chỉnh sửa cho phù hợp là có thể triển khai dự án trên Ethereum của mình lên trên EVM blockchain.
Sản phẩm sẽ được nhân rộng:
Không bị giới hạn ở trong một Blockchain nhất định, sản phẩm của dự án sẽ được mở rộng ra nhiều Blockchain khác hỗ trợ EVM. Giúp mở rộng sức ảnh hưởng và thu hút nhiều người dùng.
Nhược điểm
1.Rủi ro bảo mật
EVM là một công nghệ giúp các dự án có thể triển khai trên nhiều Blockchain khác nhau. Nhưng khi bị tấn công liên chuỗi (Cross-chain Attack) như Poly Network vào tháng 8/2021, điều này gây ra hiệu ứng chết trùm và thiệt hại sẽ rất lớn.
2.Thanh khoản bị phân mảnh
Dự án có mặt trên nhiều Blockchain thì thanh khoản tồn tại ở các Blockchain đó và không liên kết lại được với nhau. Mặc dù có Bridge để chuyển các Token qua lại giữa các Blockchain, nhưng lại có hạn chế về phí, thời gian chuyển và rủi ro bảo mật. Các ứng dụng DeFi mà thanh khoản thấp thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích và trải nghiệm người dùng.
3.Chi phí Audit
Chi phí cho Audit Smart Contract đắt đỏ khi hoạt động trên nhiều Chain, nhưng các dự án muốn xây dựng uy tín thì Audit là một việc rất cần thiết.
Tổng kết
EVM là nơi hỗ trợ xây dựng các dApp, tạo nên tính ứng dụng lớn của Blockchain trong thực tế. Đi theo đó, là sự kì vọng thay đổi nền công nghệ cũ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế hơn.
Như vậy, bài viết EVM là gì? Chi tiết nhất về EVM đã cung cấp cho anh em những kiến thức chi tiết nhất về EVM. Nếu trong quá trình đọc có bất kì thắc mắc hay vấn đề gì, xin hãy bình luận ở bên dưới để được phản hồi sớm nhất.
Ngoài ra, anh em có thể đọc thêm nhiều bài viết về Blockchain và Crypto tại HocTradeCoin.com. Nơi cung cấp kiến thức hoàn toàn miễn phí cho người mới từ A tới Z.