Web3.0 là gì? Chi tiết nhất về Web3.0
Sự tập trung hóa đã giúp hàng tỷ người tiếp cận với World Wide Web và tạo ra cơ sở hạ tầng ổn định, mạnh mẽ cho nó. Các thực thể tập trung này, có thể đơn phương quyết định điều gì nên và không nên. Web3 là câu trả lời cho tình huống khó xử này? Thay vì một trang Web được độc quyền bởi công ty công lớn, Web3 bao gồm sự phân quyền và đang được người dùng xây dựng, vận hành và sở hữu. Web3 đặt quyền lực vào tay các cá nhân hơn là các tập đoàn. Để làm rõ Web3.0 là gì? Chi tiết nhất về Web3.0 Hãy cùng HocTradeCoin.com đọc hết bài viết này nhé!
Web3.0 là gì?
Web3.0 (Web3) đơn giản là phiên bản thứ ba của Internet kết nối dữ liệu với nhau theo cách phi tập trung, để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Xây dựng và đồng thời sử dụng hệ thống bảo mật trên blockchain, để giữ cho thông tin của bạn an toàn và bảo mật. Phi tập trung, tính mở và tiện ích người dùng đáng kinh ngạc là những đặc điểm nổi bật của Web3.
Web3 là một thuật ngữ chung cho tầm nhìn phát triển mạng Internet mới. Về cơ bản, Web3 sử dụng blockchain, tiền điện tử và NFT để cung cấp lại quyền lực cho người dùng.
Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook và Microsoft là một trong số ít các công ty hiện đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ dữ liệu người dùng. Nhưng web 3.0 sẽ cho phép tất cả chúng ta kiếm được tiền cho thời gian và dữ liệu của mình.
Giới thiệu về các loại Web
Web 1.0
Năm 1989, tại CERN, Geneva, Tim Berners-Lee đang bận rộn phát triển các giao thức sẽ trở thành World Wide Web. Ý tưởng của anh ấy là tạo các giao thức mở, phi tập trung cho phép chia sẻ thông tin từ mọi nơi trên trái đất. Phát minh vĩ đại ấy được gọi là Web1.0. Nó chủ yếu là các trang web tĩnh do các công ty sở hữu và gần như không có sự tương tác giữa người dùng.
Web 2.0
Thời kỳ Web 2.0 bắt đầu vào năm 2004 với sự xuất hiện của các nền tảng truyền thông xã hội. Thay vì chỉ đọc, web đã phát triển để có thể đọc-ghi. Thay vì các công ty cung cấp nội dung cho người dùng, họ cũng bắt đầu cung cấp các nền tảng để chia sẻ nội dung do người dùng tạo và tham gia vào các tương tác giữa người dùng với người dùng. Khi nhiều người truy cập trực tuyến hơn, một số công ty hàng đầu bắt đầu kiểm soát lượng lưu lượng truy cập và giá trị được tạo ra trên Web. Web 2.0 cũng khai sinh mô hình doanh thu dựa trên quảng cáo. Mặc dù người dùng có thể tạo nội dung nhưng họ không sở hữu nội dung đó hoặc không được hưởng lợi từ việc kiếm tiền từ nội dung đó.
Web 3.0
Tiền đề của Web 3.0 được đặt ra bởi người đồng sáng lập Ethereum Gavin Wood ngay sau khi Ethereum ra mắt vào năm 2014. Để rõ hơn về Web3.0, anh em tiếp tục đọc ở dưới nhé!
Ý tưởng cốt lõi
- Web3 được phi tập trung: thay vì một vùng rộng lớn của Internet được kiểm soát và sở hữu bởi các thực thể tập trung, quyền sở hữu được phân phối giữa những người xây dựng và người dùng của nó.
- Web3 có khả năng mở rộng cao: mọi người đều có quyền truy cập bình đẳng để tham gia vào Web3 và không ai bị loại trừ.
- Web3 có thanh toán gốc: nó sử dụng tiền điện tử để chi tiêu và gửi tiền trực tuyến thay vì dựa vào cơ sở hạ tầng lỗi thời của các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán.
- Web3 không dựa vào bên thứ ba: nó hoạt động bằng cách sử dụng các cơ chế khuyến khích và kinh tế Token phi tập trung, thay vì dựa vào các bên thứ ba đáng tin cậy.
Cơ chế hoạt động
Bằng cách ghi nhớ hoạt động của người dùng trên Blockchain, giúp người dùng sử dụng dữ liệu của mình trên toàn bộ mạng lưới và liên kết giữa các trang web chỉ bằng một tài khoản duy nhất đó là ví. Web3 cho phép nâng cao quyền riêng tư, tăng cường tính minh bạch, loại bỏ bên trung gian, tạo điều kiện cho quyền sở hữu dữ liệu. Và Web 3.0 được ví như một cơ sở dữ liệu khổng lồ, có khả năng truy cập tìm kiếm các thông tin trên Internet. Có thể biết mọi thứ về người sử dụng giống như một người cố vấn hoặc trợ lý đồng hành. Đi cùng là công nghệ Blockchain có thể cho phép thực hiện nhiều giao dịch và tương tác trực tuyến mà không cần đến các dịch vụ máy chủ trung gian như hiện nay.
Ví dụ: Bình thường anh em sử dụng Facebook cần tạo tài khoản, khi chơi Tiktok phải tạo tài khoản mới, lên shopee vẫn phải tạo tài khoản mới,… Mọi thứ rất lằng nhằng vì phải nhớ nhiều tài khoản, và việc chuyển đổi giữa các nền tảng phải mất công đăng nhập hay phải chuyển tài sản qua lại giữa các nền tảng. Còn với Web3.0 thì vô cùng đơn giản chỉ một địa chỉ ví đa chuỗi thì có thể sử dụng hều hết các nền tảng và ứng dụng. Tài sản nằm trong ví cũng có thể dùng cho các nền tảng.
Tại sao Web3 lại quan trọng?
Sự kiện lớn như Facebook để lộ thông tin người dùng. Mọi người hay ít quan tâm đến những dữ liệu đó, xem như chẳng hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng thực tế thì các công ty đã bán dữ liệu đó với số tiền khổng lồ. Có nhiều bên rất cần đến dữ liệu, ví dụ: các công ty bảo hiểm cần đến dữ liệu sức khỏe, các trang bán hàng cần dữ liệu của khách hàng tiềm năng,… nền kinh tế dữ liệu hay gọi là Data, là thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng.
Còn nếu dữ liệu rơi vào tay các Hacker qua đánh cắp hoặc mua bán đều gây ra những rủi ro lớn. Vậy Web3 có giải quyết được vấn đề đó không? Câu trả lời là có vì trên Web3 chúng ta là người sở hữu và có mọi quyền quyết định đối dữ liệu của mình. Không có bên thứ 3 tác động đến và có thể tạo ra lợi nhuận từ dữ liệu.
Ưu và nhược điểm của Web3.0
Ưu điểm
Quyền sở hữu
Web3 cung cấp quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số của chính cá nhân theo cách chưa từng có. Mọi người tự quản lí tài sản của chính mìmìnhkhoong có bất kì ai can thiệp vào được.
Chống kiểm duyệt
Trên Web3, dữ liệu sống trên Blockchain. Khi quyết định rời khỏi một nền tảng, người dùng có thể mang theo danh tiếng của mình. Nên tránh bị người khác tìm kiếm, tra cứu thông tin.
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
Có thể sở hữu nền tảng này như một tập thể, sử dụng các mã thông báo hoạt động giống như cổ phần trong một công ty. DAO cho phép bạn điều phối quyền sở hữu phi tập trung của một nền tảng và đưa ra quyết định về tương lai của nó.
Xác thực
Theo truyền thống, bạn sẽ tạo một tài khoản cho mọi nền tảng bạn sử dụng. Ví dụ: bạn có thể có tài khoản Twitter, tài khoản YouTube và tài khoản Reddit. Bạn muốn thay đổi tên hiển thị hoặc ảnh hồ sơ của mình? Bạn phải làm điều đó trên mọi tài khoản. Bạn có thể sử dụng đăng nhập mạng xã hội trong một số trường hợp điều này gây ra một số khó khăn. Còn với một cú nhấp chuột, các nền tảng này có thể khóa bạn khỏi toàn bộ cuộc sống trực tuyến của mình. Thậm chí tệ hơn, nhiều nền tảng yêu cầu bạn phải tin tưởng họ với thông tin nhận dạng cá nhân để tạo tài khoản. Web3 giải quyết những vấn đề này bằng cách cho phép bạn kiểm soát danh tính kỹ thuật số của mình bằng địa chỉ Ethereum và hồ sơ ENS. Sử dụng địa chỉ Ethereum cung cấp một thông tin đăng nhập duy nhất trên các nền tảng an toàn, chống kiểm duyệt và ẩn danh.
Thanh toán gốc
Cơ sở hạ tầng thanh toán của Web2 phụ thuộc vào các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán. Với Web3 sử dụng các mã thông báo như ETH để gửi tiền trực tiếp trong trình duyệt và không yêu cầu bên thứ ba đáng tin cậy.
Nhược điểm
Khả năng tiếp cận
Các tính năng quan trọng của Web3, như đăng nhập bằng ví Blockchain hoặc một số kĩ thuật chưa phổ cập cho mọi người. Chi phí tương đối của các giao dịch vẫn còn bị cấm đối với nhiều người. Web3 ít có khả năng được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển.
Kinh nghiệm người dùng
Rào cản kỹ thuật đối với việc sử dụng Web3 hiện quá cao. Người dùng phải hiểu các mối quan tâm về bảo mật, hiểu tài liệu kỹ thuật phức tạp và điều hướng các giao diện người dùng không trực quan. Đặc biệt, các nhà cung cấp ví đang làm việc để giải quyết vấn đề này, nhưng cần có thêm tiến bộ trước khi Web3 được chấp nhận hàng loạt.
Cơ sở hạ tầng tập trung
Hệ sinh thái Web3 còn non trẻ và nhanh chóng phát triển. Do đó, nó hiện phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở hạ tầng tập trung (GitHub, Twitter, Discord, v.v.). Nhiều công ty Web3 đang gấp rút lấp đầy những khoảng trống này, nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đáng tin cậy cần có thời gian.
Dự phóng tương lai của Web3.0
Web3 là một hệ sinh thái trẻ và đang phát triển. Gavin Wood đặt ra thuật ngữ này vào năm 2014, nhưng nhiều ý tưởng trong số này chỉ gần đây mới trở thành hiện thực. Chỉ mới bắt đầu tạo ra một trang Web tốt hơn với Web3, tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ nó, tương lai của trang Web có vẻ tươi sáng. Đi cùng là các ứng dụng thực tiễn mạnh mẽ tiện lợi, bảo mật dữ liệu người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng tạo ra không gian công bằng với mọi người, không rào cản, không phân biệt tổ chức hay cá nhân, giàu nghèo,… Nhờ Web3 mọi người dùng sẽ thoát ra khỏi sự kiểm soát và quản lí của các công ty, tổ chức.
Ví dụ: Chỉ với 1 địa chỉ ví trên Blockchain nằm trên điện thoại của mình anh em có thể đăng nhập mọi nền tảng, ứng dụng để sử dụng. Đi mua sắm thì dùng nó để thanh toán. Khi mọi thứ đều sử dụng trên 1 ví cũng dễ dàng truy xuất tài sản phục vụ cho việc điều tra tội phạm, kê khai thuế, quản lí chi tiêu,… Anh em có thấy được tương lai tươi đẹp ở phía trước không?
Web3 có phải là Trend trong đầu tư Crypto?
Gần đây thuật ngữ Web3 được nhắc đến rất nhiều từ các công ty lớn, đến những người nổi tiếng trong thị trường Crypto, nó báo hiệu cho điều gì? Trước hết để mọi người hiểu rõ, từ “Trend” là một từ tiếng anh, có nghĩa là xu hướng, thịnh hành. Nó nói đến một việc gì đó đang được nhiều người quan tâm và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi lắng xuống. Web3 sẽ là một thuật ngữ, một định nghĩa mà tương lại bắt buộc phải có trong quá trình phát triển và hình thành của Internet hiện đại, hoàn toàn không phải là Trending dễ thấy như các Trend đã và đang nở rộ gần đây như Trend DeFi (Nói về top những ứng dụng, nền tảng dành riêng cho tài chính phi tập trung), trend P2E (Nói về các dự án game), hay trend Metaverse (nói về các dự án làm về công nghệ thực tế ảo). Như vậy Web3 là mảng vô cùng rộng lớn và ứng dụng trong phần lớn ngành Crypto nên để xét nó thành Trend thì rất khó.
Tổng kết
Quả thực Web3.0 rất thú vị, tuy mới phát triển và chưa được sử dụng rộng rải nhưng lại cho thấy nhiều đặc điểm nổi bậc rất hữu ích. Nó cũng đem lại sự công bằng cho người dùng, tạo ra một môi trường đáng để hoạt động. Tuy vậy, nó vẫn tồn tại nhiều rủi ro vì chưa thực sự hoàn thiện.
Như vậy, sau khi đọc xong bài viết anh em đã có thể trả lời cho câu hỏi Web3.0 là gì? Chi tiết nhất về Web3.0. Nếu trong quá trình đọc có bất kì thắc mắc hay vấn đề gì, xin hãy bình luận ở bên dưới để được phản hồi sớm nhất.
Ngoài ra, anh em có thể đọc thêm nhiều bài viết về Blockchain và Crypto tại HocTradeCoin.com. Nơi cung cấp kiến thức hoàn toàn miễn phí cho người mới từ A tới Z.