Non-EVM Blockchain là gì? Chi tiết nhất về Non-EVM Blockchain

Non-EVM Blockchain là gì? Chi tiết nhất về Non-EVM Blockchain

EVM Blockchain giúp các dự án tiếp cận với thị trường người dùng rộng lớn đầy tiềm năng. Tạo ra nhiều sự thuận lợi cho quá trình phát triển ban đầu. Vậy còn Non-EVM Blockchain là gì? Chi tiết nhất về Non-EVM Blockchain, hãy cùng HocTradeCoin.com tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Nếu anh chưa biết EVM Blockchain là gì? Thì hãy đọc tại HocTradeCoin.com, để dễ nắm bắt thông tin ở bài viết này.

Non-EVM Blockchain là gì?

Cái tên đã nói lên tất cả, Non-EVM Blockchain có nghĩa trái ngược hoàn toàn so với EVM Blockchain. Non-EVM Blockchain là những Blockchain không tương tích với EVM. Tức là những dự án chạy trên Ethereum không thể cùng hoạt động trên các Blockchain này (trừ khi có các dự án Layer2 hỗ trợ đưa các dự án EVM qua nền tảng như Aurora trên Near). Các Non-EVM Blockchain như là Cardano, Solana, Algorand,…

Đặc điểm chính của các Non-EVM Blockchain là sử dụng ngôn ngữ lập trình Smart Contracts khác so với Solidity trên Ethereum như: Cardano dùng Haskell/Plutus, Solana dùng Rust/C/C++, Terra dùng Rust, Algorand dùng TEAL (Transaction Execution Approval Language).

Một số dự án Non-EVM Blockchain

Solana

Nguồn từ outlookindia.com

Solana được biết đến là một Blockchain nhanh nhất, mã nguồn mở hiệu suất cao, nó cung cấp những giải pháp tài chính phi tập trung. Solana ra đời giúp cải thiện khả năng mở rộng của Blockchain mà không phải đánh đổi bằng việc suy giảm bảo mật hay mất đi tính phi tập trung của nó. Solana sử dụng Proof of History kết hợp với Proof of Stake chứ không lựa chọn giải pháp phân đoạn dữ liệu như Sharding. Nhờ tổ chức nhiều cuộc thi Hackathon nên hệ sinh thái Solana rất phát triển. Tuy vậy, tốc độ giao dịch đã bị vượt mặt bởi Near, và trong quá trình hoạt động có nhiều lần tạm ngưng, do quá tải hay bị tấn công.

Algorand

Nguồn từ binance.com

Algorand là một mạng lưới tập trung vào khả năng mở rộng, được cải thiện và cũng hỗ trợ các hợp đồng thông minh. Mạng Algorand là một Blockchain công khai, phi tập trung, sử dụng cơ chế đồng thuận Pure Proof-of-Stake. Chúng có thể được sử dụng để tạo các Blockchain phù hợp với các mục đích sử dụng cụ thể. Dự án tuyên bố công nghệ của nó đặc biệt hữu ích cho các dịch vụ tài chính, tài chính phi tập trung (DeFi), Fintech và các tổ chức. Nhưng hiện tại, hệ sinh thái của Algorand chưa thực sự bùng nổ, vẫn cần nhiều thời gian để phát triển và cải tiến công nghệ.

Cardano

Nguồn từ analyticsinsight.net

Cardano có tầm nhìn phát triển mạng lưới Blockchain, cho phép nhiều nhà phát triển có thể xây dựng các dApp và tạo ra nền kinh tế tài chính phi tập trung (DeFi). Crypto có tốc độ thay đổi rất nhanh, từ năm 2017 đến nay, thị trường đã chứng kiến sự sụp đổ của hàng nghìn dự án lớn nhỏ, nhưng Cardano không chỉ trụ vững mà có vốn hóa từng lọt top 5 của thị trường Crypto với trị giá lên đến 80 tỷ đô. Nhưng hiện tại công nghệ của Cardano vẫn chưa tốt và hệ sinh thái vẫn chưa phát triển.

Ưu và nhược điểm của Non-EVM Blockchain

Ưu điểm:

Các Non-EVM Blockchain có một cộng đồng Developer riêng và đưa ra các chương trình, cuộc thi để thúc đẩy phát triển của cả hệ sinh thái. Các sản phẩm trong hệ sinh thái sẽ đến từ chính cộng đồng Developer này.

Tích hợp các ngôn ngữ lập trình phổ biến ở Web2 như C++, JavaScript,… thu hút nhiều nhà phát triển tài năng từ thị trường truyền thống sang mà không mất thời gian học lại ngôn ngữ mới.

Nhược điểm:

Không tiếp cận được dòng tiền lớn và ứng dụng trên các EVM Blockchain. Tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình phát triển và xây dựng ban đầu.

Mất nhiều chi phí cho các cuộc thi Hackathon và chiến dịch Marketing để thu hút các dự án phát triển trên nền tảng, cũng như gây được sự chú ý từ cộng đồng.

Mất nhiều thời gian xây dựng, phát triển nền tảng của hệ sinh thái và cộng đồng, qua đó cũng chứng minh được sự uy tín của dự án.

Dự phóng về Non-EVM Blockchain

Cơ hội lớn cho các dự án tập trung phát triển trên một Blockchain nền tảng để đạt được thành công trước, rồi mới triển khai trên các Blockchain khác. Bài học từ các dự án trên Ethereum rất thành công như Aave, Sushi, Curve,…

Hiện tại, Solana cũng như là các Blockchain thế hệ mới như Cardano, Algorand, Terra, Flow,… là những nền tảng có công nghệ vượt trội và rất tiềm năng để triển khai các dApps. Vậy cơ hội của các dự án Non-EVM Blockchain sẽ như thế nào khi có quá nhiều sự cạnh tranh? Thực ra, xu hướng của tương lai là Multichain, tạo ra sự kết nối giữa các Layer1, xóa bỏ những rào cảng về việc luân chuyển tài sản giữa các hệ sinh thái. Như vậy, không thể xem các dự án Non-EVM Blockchain là điểm yếu mà đó lại là điểm tốt. Khi ban đầu tập trung vào phát triển nền tảng gốc, sau đó kết nối đến từng Chain tạo ra sự liền mạch dòng chảy của tài sản, dApp và người dùng. Điều đó tạo ra sự phát triển vững chắc hơn.

Tổng kết

Non-EVM Blockchain vẫn đang phát triển và hoàn thành những mục tiêu ban đầu. Theo xu hướng Multichain thì các Blockchain vẫn còn rất nhiều cơ hội tạo ra sự kết nối chung chứ không riêng gì những Non-EVM Blockchain. Tuy phải cần đến nhiều nguồn lực hỗ trợ nhưng tốc độ hoàn thiện cũng rất nhanh chóng.

Như vậy, qua bài viết trên anh em đã hiểu được Non-EVM Blockchain là gì? Chi tiết nhất về Non-EVM Blockchain. Nếu trong quá trình đọc có bất kì thắc mắc hay vấn đề gì, xin hãy bình luận ở bên dưới để được phản hồi sớm nhất.

Ngoài ra, anh em có thể đọc thêm nhiều bài viết về Blockchain và Crypto tại HocTradeCoin.com. Nơi cung cấp kiến thức hoàn toàn miễn phí cho người mới từ A tới Z.

Vo Huy