LUNA là gì? Tại sao LUNA sập?

LUNA là gì? Tại sao LUNA sập?

Khái niệm về LUNA

Trước khi tìm hiểu tại sao Luna sập thì các bạn hãy cùng…hiểu rõ hơn, Luna là gì nhé!

LUNA là tiền điện tử mà công ty Terraform Labs dùng để hỗ trợ cho TerraUSD (UST) vào năm 2018. Cũng giống như các đồng coin khác, Luna hoạt động trên nền tảng của Blockchain và lấy tên là Terra. 

LUNA coin được hiểu chính xác hơn là một đồng token như một loại tài sản thế chấp cho các loại coin bình ổn giá được phát hành chính thức của Terra. LUNA token sẽ được phát hành hoặc đốt dựa trên tính toán nhu cầu sử dụng Stablecoin UST (tìm hiểu Stablecoin là gì ở đây) của người dùng thực tế. 

Thuật toán của stablecoin UST : 

TERRA (LUNA) – Nguồn internet

Trong hệ sinh thái Terra, người dùng luôn có thể hoán đổi mã thông báo LUNA cho UST và ngược lại, với mức giá đảm bảo là 1$ đô la – bất kể giá thị trường của một trong hai mã thông báo tại thời điểm đó. Điều này quan trọng cần lưu ý vì nó có nghĩa là nếu nhu cầu UST tăng và giá của nó tăng trên 1$ đô la, chủ sở hữu LUNA có thể tạo ra khoản lợi nhuận không có rủi ro bằng cách hoán đổi 1$ đô la của LUNA để tạo ra một mã thông báo UST (do nhu cầu tăng lên trong ví dụ này , có giá trị hơn 1$ đô la).

Trong quá trình hoán đổi, 1% LUNA bị đốt cháy (loại bỏ vĩnh viễn khỏi lưu thông) và phần còn lại được gửi vào kho bạc cộng đồng. Sau đó, quỹ trong kho bạc được sử dụng để đầu tư vào các ứng dụng và dịch vụ mở rộng tiện ích của hệ sinh thái Terra.

Việc đốt một phần trăm mã thông báo LUNA làm giảm số lượng mã thông báo tổng thể còn lại trong lưu thông, khiến chúng trở nên khan hiếm hơn và do đó, có giá trị hơn. Bằng cách đúc nhiều mã thông báo UST hơn, nó có tác dụng làm loãng các mã thông báo hiện có đang lưu hành và đưa giá tổng thể trở lại mức 1$ đô la.

Tương tự, nếu nhu cầu UST thấp và giá giảm xuống dưới 1$ đô la, chủ sở hữu UST có thể trao đổi mã thông báo UST của họ với tỷ lệ 1:1 lấy LUNA – có giá trị cao hơn vì sự khan hiếm của chúng và vì vậy người dùng có thể gửi ngân hàng khác mà không có rủi ro lợi nhuận.

Dựa vào cơ chế này, Luna coin cần phải duy trì sự ổn định trên thị trường. Cho dù nó được phát hành hay đốt coin, sẽ có một khoản phí phát sinh. Người dùng sở hữu Luna sẽ nhận một phần phí được tạo ra này. 

Nguyên nhân khiến LUNA mất giá trị?

Bối cảnh thị trường 

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh thị trường ngày 9-10 tháng 5/2022, thị trường và giá BTC giảm một cách đột ngột(khoảng 29000-30000 USD) do liên quan đến Anchor Protocol – một dạng ngân hàng tiền số được Terraform thành lập được xây dựng trên blockchain Terra (Luna)  . 

Nền tảng Anchor Protocol thu lợi bằng hai cách :

  • Cho người dùng gửi tiết kiệm UST nhận lãi suất  rất cao (20%/năm) tại thời điểm đó 
  • Lending : nền tảng này sẽ cho nhà đầu tư vay UST bằng tài sản thế chấp với lãi suất rất thấp (6%). Hơn nữa ‘Ngân hàng” này sẽ dùng tài sản thế chấp này đi đầu tư vào việc khác hoặc đem đi staking (tìm hiểu staking là gì ở đây)  và lợi nhuận sẽ chia làm 2 phần (cho dự án và cho người gửi UST)

Tính từ lúc BTC tạo đỉnh tháng 11/2021 thì thị trường đã lao vào đà giảm mạnh do vậy mà tình hình đầu tư và staking sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng này. 

Tính đến đầu tháng 5, nền tảng này đã thu hút một lượng rất lớn nhà đầu tư và họ đã đổ lượng tiền Luna tương đương hơn 14 tỷ USD vào Anchor. Phần lớn nguồn cung stablecoin cũng nằm trên nền tảng này.

Thảm hoạ khiến cả hệ sinh thái Terra mất giá

Trước thảm hoạ một ngày (8/5/2022), quỹ lớn của Terra là Luna Foundation Guard (LFG – quỹ phòng hộ cho đồng UST) rút 150 triệu USD ra khỏi pool của Anchor để chuyển sang pool khác, trong lúc đó thì cũng có 1 loạt lệnh xả UST và rút USD ra khỏi pool này, điều này làm cho tổng nguồn cung UST bị tăng đột ngột  khiến UST bị mất mốc 1 USD, giảm xuống 0.98$. Sau đó quỹ LFG tiếp tục rút thêm UST muc đích cân bằng lại nguồn cung và giá UST nhưng lại khiến cho thanh khoản cho UST bị giảm rất nhiều điều này lại càng khiến UST lại dễ dàng bị mất giá hơn nếu bị một tổ chức nào hoặc một lượng lớn người dùng xả UST.

Ngày 9/5, toàn thị trường đẫm máu với việc BTC giảm mạnh về khoảng giá đáy(29000-30000) của năm 2021, giá của các đồng Altcoin liên tục bị bán tháo và giảm mạnh, trong số đó giá của LUNA cũng bị giảm hơn 50% giá trị. Quỹ LFG thông báo sẽ sử dụng 1,5 tỷ BTC trong quỹ phòng hộ đổi về UST để ổn định tỷ giá (mức giá thấp nhất mà LFG từng mua vào Bitcoin là quanh mốc 37.000-38.000 USD/đồng). 

Qua đến ngày 10/5, sự mất niềm tin của dự án đối với các nhà đầu tư làm dẫn tới hiện tượng panic sell (bán tháo) gây tình trạng de-peg đối với UST khiến giá chỉ còn 0,67$ (De-peg là thuật ngữ nói về việc một token không còn giữ được tỷ giá đã thiết lập cố định trước đó trên một loại tiền tệ). Giá của LUNA cũng liên tục giảm mạnh xuống mốc hơn 13$.

Sang ngày 11/5, việc mất giá cả UST và LUNA dẫn tới việc Terra phải chọn hy sinh LUNA để cứu vãn UST bằng cách in thêm và tăng lượng cung của LUNA 6.9 nghìn tỷ token khiến giá LUNA giảm xuống đáy 0,0001$ trong 2 ngày 12-13/5. Tuy vậy giá của UST cũng không thể hồi phục về 1$, trái lại giá lại càng bị giảm về 0,1-0,2$ trong 2 ngày sau đó.

Nhưng việc mất niềm tin từ phía các nhà đầu tư cộng với việc cả thị trường liên tục bị giảm mạnh cụ thể là giá Bitcoin bị thủng mốc đáy 28000-29000$ và giảm về đến khoảng 26900$ khiến cho Luna ngày càng sụp đổ theo. 

Chỉ số TVL – Total Value Locked (tổng giá trị tài sản bị khoá của một giao thức) của Terra bị sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 8-13 tháng 5/2022  (Nguồn Defillama.com)

Kết luận

Với cuộc khủng hoảng thị trường gần đây trong thị trường tiền điện tử, vai trò của stablecoin đã được đặt ra câu hỏi, vì chúng chỉ là bất cứ thứ gì ngoại trừ tên gọi của chúng.

Ngành công nghiệp crypto đang mong đợi các quy định khắt khe hơn đối với stablecoin, đặc biệt là sau sự sụp đổ của UST. Bertrand Perez, Giám đốc điều hành của Web3 Foundation và là cựu giám đốc của dự án stablecoin Diem do Facebook hậu thuẫn, hy vọng các cơ quan quản lý sẽ yêu cầu các loại tiền điện tử như vậy phải được hỗ trợ bằng tài sản thực.

Vo Elina